Bật mí những chi phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Bật mí những chi phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Local charge thường được thể hiện trong thông báo hàng đến là gì? Và ý nghĩa trong thực tiễn của nó ra sao? 

Đối với các lô hàng nhập bằng đường biển, rất nhiều Consignee khi nhận được Thông báo hàng đến (A/N), mới giật mình khi biết ngoài cước biển thì họ sẽ còn phải nộp thêm những khoản phụ phí khác thì mới được hãng tàu “nhả lệnh” lấy hàng.

Thực ra, những khoản phụ phí đó không phải là những khoản thu vô lý mà hãng tàu buộc khách hàng phải trả, mà trong đó có những khoản thu hộ cảng, bù đắp những chi phí phát sinh trong chuyến đi. Để kể tên đầy đủ từng khoản Local Charge thì khá nhiều, tuy nhiên hãy cùng King Elong điểm qua một vài cái tên chính trong bài viết dưới đây nhé.

Vậy Local Charges là gì?

Local Charges là phí địa phương được trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng. Đối với một lô hàng, cả Shipper và Consignee đều phải đóng phí này, được thu theo hãng tàu và cảng. Mỗi nơi có thể có cách gọi khác nhau nhưng thường gồm các phí sau:

👉 Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, sau đó hãng tàu thu lại từ Shipper và Consignee.

👉 Phí Handling (Handling fee): Là một loại phí được quy định bởi hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder. Các đơn vị Shipper hoặc Consignee sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản phí này cho hãng tàu hoặc Forwarder. Việc đóng phí Handling nhằm bù đắp phí tổn cho các công việc take care lô hàng, điển hình như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm thủ tục D/O, phí làm manifest, phí khấu hao, ...

👉 Phí D/O (Delivery Order fee): Gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì Consignee phải đến hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, Consignee muốn được phát lệnh giao hàng thì sẽ phải đóng một khoản phí cho hãng tàu/ Forwarder, sau đó mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho và làm phiếu thì mới lấy được hàng.

👉 Phí B/L (Bill of Lading fee), Phí chứng từ (Documentation fee): Đây là các loại phí tương tự phí D/O, nghĩa là khi có lô hàng xuất khẩu, các hãng tàu sẽ phát hành các hóa đơn vận tải đường biển, phí B/L còn là minh chứng cho việc các đơn vị vận chuyển đã hoàn thành quá trình giao hàng.

👉 CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí chuyển vỏ rỗng, đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Có thể hiểu là xuất và nhập có 1 sự chênh lệch lớn nên có tình trạng chỗ thừa container, chỗ lại thiếu container.

👉 Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Hiện nay các tàu thương mại đều chạy bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao nên tổ chức Hàng hải quốc tế đã làm việc để giảm thải ra môi trường. Khoản tiền này sẽ được các hãng tàu thu riêng hoặc cộng dồn vào với phí vận chuyển quốc tế.

 

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
index