CIF và FOB – Lựa chọn nào cho doanh nghiệp?
- Người viết: Đinh Hằng lúc
- Tin chuyên ngành
- - 0 Bình luận
Trong hoạt động xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Trong đó 2 điều kiện FOB và CIF trong Incoterms 2020 được sử dụng phổ biến trong vận tải đường biển. Vậy FOB là gì? CIF là gì? Có gì giống và khác nhau? Hãy cùng King Elong tìm hiểu FOB và CIF trong Incoterms 2020 trong bài viết sau đây.
[Khái niệm]
👉 CIF – Cost Insurance and Freight - là chữ viết tắt của các danh từ Cost + Insurance + Freight tức là các kiện hàng được giao đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu. Người bán hàng sẽ đưa hàng từ kho ra cảng mọi chi phí về thủ tục hải quan, chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa,… đã được tính hết trong CIF.
👉 FOB– Free On Board (hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có thể hiểu đơn giản FOB là khi chưa lên tàu thì hàng hóa vẫn thuộc quyền quản lý và trách nhiệm của người bán (seller). Sau khi hàng được vận chuyển lên tàu thì mọi trách nhiệm về hàng hóa hoặc rủi ro sẽ thuộc quyền trách nhiệm của người mua (buyer).
[So sánh giữa CIF và FOB]
👉 Giống nhau: Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi). Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng. Các điều kiện được thể hiện trên hợp đồng với tên vị trí, địa điểm có thể là tên cảng đến ví dụ CIF Ho Chi Minh Port, FOB Ho Chi Minh Port.
👉 Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Nội dung | FOB | CIF | |
Bảo hiểm |
| Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá. | |
Trách nhiệm vận tải thuê tàu | Người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu | Người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển. | |
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ | Lan can tàu chuyển hàng lên | Người bán có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến). |
[Vậy lựa chọn nhập hàng theo FOB hay CIF? Dưới đây sẽ là góc độ mà King Elong đánh giá ở vị trí người mua khi lựa chọn 2 điều kiện]
👉 Với FOB: sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu hoặc doanh nghiệp nhập hàng quy mô lớn. Hình thức này doanh nghiệp có thể kiểm soát được cước vận chuyển và chi phí chuyển hàng vì mình tự book tàu và tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng là người tự thuê và sử dụng bên giao nhận chuyển hàng nên sẽ nắm được mọi thông tin của hàng.
👉 Với CIF: nếu công ty là lần đầu tiên, chưa có nhiều kinh nghiệm nhập hàng, hoặc thu mua khối lượng nhỏ thì CIF sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Doanh nghiệp không cần phải mất thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng, mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo. Tuy nhiên, nhập hàng theo giá CIF lại cao hơn giá FOB, do bên mua phải chịu thêm một khoản chi phí dịch vụ để người bán thực hiện tìm bên giao nhận, hàng bảo hiểm, book tàu..). Nếu so với việc loay hoay tự thực hiện tìm kiếm các bên vận chuyển và bảo hiểm khi chưa có kinh nghiệm có thể khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian hơn, thì việc lựa chọn hình thức CIF sẽ là quyết định đúng đắn và phù hợp hơn cả.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về điều kiện FOB và CIF và những kinh nghiệm của King Elong trong việc lựa chọn. Mong là qua bài viết này người đọc có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình!
Viết bình luận