I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Nhóm độc tính: Cấp III.
- Được đăng ký sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2008.
- Thuộc nhóm trừ sâu Ryanoid, có công thức hóa học như sau: C18H14BrCl2N5O2
II. CƠ CHẾ - ĐẶC ĐIỂM TÁC ĐỘNG
- Tác động bằng phương thức tiếp xúc và vị độc.
- Khi tiếp xúc với cây trồng, Chlorantraniliprole sẽ liên kết với thụ thể mang tên Ryanodine - thụ thể này liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành Canxi của cơ thể, việc liên kết tạo nên sự rò rỉ Canxi, dẫn đến các cơ của côn trùng ngừng hoạt động, tê liệt và chết đi.
III. ƯU ĐIỂM
- Phổ tác động rộng: Chlorantraniliprole thuộc nhóm trừ sâu phổ tác động mới, hiệu quả tốt trên nhiều loại sâu thuộc bộ Bướm Đêm, Bọ Cánh Cứng, Ruồi, Mối và ve, tiêu diệt được Sâu Bướm và ấu trùng.
- Tính thấm mạnh: Đối với thành phẩm dạng lỏng, thuốc có khả năng thấm sâu qua mặt trên và mặt dưới của lá, tăng hiệu quả diệt trừ sâu hại.
- Hiệu lực kéo dài: Chlorantraniliprole có thể tồn tại lâu dài trong cây trồng, hiệu lực có thể kéo dài đến 20 ngày. Điều này, giúp giảm chi phí đầu vào khá nhiều cho nông dân.
- Tác dụng nhanh: Theo các nghiên cứu thực tế từ đồng ruộng, sâu hại dừng cắn phá và chết sau 2-3 ngày nhiễm thuốc.
IV. MỨC ĐỘ ĐỘC HẠI CỦA CHLORANTRANILIPROLE
- Đối với con người: Chlorantraniliprole độc tính thấp, không gây kích ứng da, nhưng gây khó chịu cho mắt khi tiếp xúc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài.
- Đối với sinh vật khác: Chlorantraniliprole độc tính thấp đối với cá, không độc với chim, động vật có vú và động vật không xương sống trong đất. Tuy nhiên, đặc biệt rất độc đối với động vật không xương sống trong nước, ví dụ như tôm.
V. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
- Tuân thủ tốt quy tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.
- Sử dụng đồ bảo hộ khi phun như gang tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, …
- Sau khi phun, vệ sinh bình phun sạch sẽ, không rửa gần khu vực ao hồ, sông suối.
- Phun thuận chiều gió, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, da.
Viết bình luận