Ắt hẳn rằng đa số trong tất cả các hợp đồng ngoại thương đều có nhắc đến Incoterms, và sẽ có những câu hỏi đặt ra của các “dân mới” là “Vậy đó là gì?”, “Có được thường xuyên cập nhật với tiến độ phát triển nhanh chóng của Hàng hải Quốc tế và Thương mại hay không? “Có thực sự cần thiết cho Hợp đồng Ngoại thương?”, …. Để có thể hiểu hơn về Incoterms các bạn hãy cùng King Elong tìm hiểu sâu hơn nhé.
“Đi tới đi lui, đi xuôi đi ngược” thì chúng ta vẫn phải hiểu khái quát Incoterm là gì đúng không nè. Vậy chần chờ gì nàooooooooo
- Incoterms (International Commercial Terms) – Các điều kiện Thương mại Quốc tế, do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành ấn bản đầu tiên vào năm 1936.
- Incoterms là các quy tắc thương mại được công nhận và sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới.
- Incoterms quy định gì? Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Có được thường xuyên cập nhật với tiến độ phát triển nhanh chóng của Hàng hải Quốc tế và Thương mại hay không?
Tất nhiên là có rồi. Để đáp ứng được và cũng như giúp cho Thương mại và Hàng hải Quốc tế phát triển trên toàn cầu thì cho đến nay Incoterm đã được sửa đổi và bổ sung 8 lần qua các năm 1953, 1967, 1974 (mình tham khảo trên trang Web trực tiếp của ICC – Hiện tại thì ở Việt Nam thì năm sửa đổi là năm 1976, mình sẽ để link và các bạn tham khảo thêm nhé), 1980, 1990, 2000, 2010, 2020.
Về câu hỏi có thực sự cần thiết trong Hợp đồng Ngoại thương không thì mình sẽ không khẳng định với các bạn rằng là “có” hay “không”. Mà nằm ở sự thỏa thuận và mong muốn giữa Bên Mua và Bên bán. Mình chỉ đưa ra rằng Incoterms sẽ như thế nào nếu xuất hiện trên hoạt động thương mại Quốc tế.
Incoterms thông báo cho các hợp đồng mua bán xác định các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua, nhưng bản thân họ không giao kết hợp đồng, xác định giá phải trả, tiền tệ hoặc điều khoản tín dụng, chi phối luật hợp đồng hoặc xác định nơi quyền chuyển nhượng hàng hóa.
Và lưu ý cực kỳ quan trọng mà ta cần phải biết điến: “Incoterms là tập quán thương mại, không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc”.
“Uiiii nếu nói vậy thì Incoterm có được chấp nhận trên toàn cầu không”. Các quy tắc Incoterms được chấp nhận bởi các chính phủ, cơ quan pháp luật và các nhà thực hành trên toàn thế giới để giải thích các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Chúng nhằm mục đích giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn những điều không chắc chắn phát sinh từ những cách giải thích khác nhau về các quy tắc ở các quốc gia khác nhau. Do đó, chúng thường xuyên được đưa vào các hợp đồng mua bán trên toàn thế giới.
Viết bình luận