Tìm hiểu về hàng Freehand và hàng Nominated
- Người viết: Đinh Hằng lúc
- Tin chuyên ngành
- - 0 Bình luận
Bạn đã bao giờ từng gặp phải các thuật ngữ hay câu hỏi như “Dạ mình đi hàng nom hay hàng freehand á chị?”
Đối với mình, lần đầu tiên gặp và tiếp xúc, mình đã tự hỏi “họ đang nói gì với mình thế?”. Tất nhiên sau đó mình đã phải tức tốc tìm đến chị “Gu Gồ” để tìm kiếm sự hỗ trợ. Sau khi tìm hiểu sơ bộ mình cũng đã nắm được khái niệm cơ bản của 2 thuật ngữ “Nom” và “Freehand”.
Hiểu sơ lược trước, hàng freehand (hàng sale hay có thể hiểu là hàng được lựa chọn) và hàng nominated (hàng chỉ định) là 2 thuật ngữ thường được các nhân viên sales sử dụng ở các hãng tàu và các công ty giao nhận để chỉ loại hàng hóa mà họ theo dõi.
Vậy cụ thể khái niệm hàng freehand và hàng nominated là gì? Và hai loại hàng đó khác nhau như thế nào?
Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!
Nhân ngày 30/04 sắp tới, King Elong xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới mọi người. Mong rằng bạn sẽ có kì nghỉ lễ thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa, hạnh phúc bên gia đình, người thân nhé!
HÀNG FREEHAND & NOMINATED
Điều đầu tiên, trong phần bài viết này mình sẽ trình bày ở phía nhà xuất khẩu.
👉 Hàng freehand (hàng sale hay có thể hiểu là hàng được lựa chọn) là loại hàng do chính Shipper tự book tàu và thanh toán cước theo điều kiện Incoterms. Theo đó, thuật ngữ Incoterms là các điều khoản giao dịch thương mại, trong mỗi điều khoản sẽ làm rõ ai là người trả phí vận chuyến từ đâu đến đâu. Mọi vấn đề từ việc lựa chọn hãng tàu vận chuyến sẽ do Shipper quyết định.
👉 Hàng nominated (hay còn được gọi là hàng chỉ định) thường là những loại hàng được xuất khẩu theo điều kiện FOB. Người mua sẽ thanh toán cước tàu và chỉ định hãng tàu cụ thế. Vì vậy người bán chỉ cần thanh toán local charges tại đầu xuất khẩu và tất nhiên họ không có quyền chọn lựa hãng tàu khác.
So sánh:
Hàng “nom”
👉 Ưu điểm: Bên xuất khẩu chỉ cần giao hàng lên tàu là đã hoàn thành trách nhiệm của mình.
👉 Nhược điểm: Nếu bên xuất khẩu không chủ động được thời gian xuất hàng thì người làm hàng của bên xuất sẽ phải tuân thủ theo thời gian chỉ định có sẵn.
Hàng freehand
👉 Ưu điểm: Chủ động chọn hãng tàu từ đó lựa chọn hãng tàu nào có giá và chỉ phí mang lại nhiều lợi ích nhất cũng như lựa chọn thời gian xuất hàng và thời gian giao nhận hàng.
👉 Nhược điểm: Đối với nhân viên sales, phải thực hiện tất cả các quy trình từ tìm kiếm khách hàng, chào giá, chốt hợp đồng và theo dõi lô hàng đó.
Vậy làm thế nào để phân biệt hàng freehand và hàng “nom”?
Khi nhìn vào bộ chứng từ, dấu hiệu để phân biệt 2 loại hàng freehand và hàng nominated sẽ dựa vào điều kiện Incoterms và cước vận chuyến quốc tế.
1. Dựa vào điều kiện Incoterms
Mình sẽ xét điều kiện Incoterms 2010 nhé!
👉 Đối với hàng Freehand thì sẽ có 2 điều kiện giao hàng là C và D. Trong đó, điều kiện giao hàng C sẽ bao gồm: CPT, CIP, CFR, CIF. Điều kiện giao hàng D sẽ gồm: DAT, DAP, DDP rằng doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu chi phí cước vận chuyển quốc tế và được quyền lựa chọn công ty forwarder.
👉 Đối với hàng Nominated thì sẽ có hai điều giao hàng là E và F. Trong đó, điều kiện giao hàng E gồm: EXW. Điều kiện giao hàng F gôm: FCA, FAS, FOB. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp xuất khẩu không phải trả cước vận chuyển quốc tế sang đến nước nhập khẩu. Rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển giao cho nước nhập khẩu ngay tại cảng của nước xuất khẩu. Việc thanh toán cước vận chuyển quốc tế sẽ do nước nhập khẩu đảm nhiệm.
2. Dựa vào cước vận chuyển quốc tế
👉 Đối với lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả trước (freight prepaid được thể hiện trên Bill of Lading) thì sẽ là hàng freehand, vì bên xuất khẩu chịu trách nhiệm book tàu và cước vận chuyển đã được trả trước tại nước xuất khẩu.
👉 Đối với lô hàng có cước vận chuyến quốc tế là trả sau (freight collect) thì sẽ là hàng nominated, vì bên nhập khẩu chịu trách nhiệm book tàu và trả cước phí vận chuyển tại cảng đến.
Viết bình luận