Giải pháp nào để tối ưu hóa dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm?
- Người viết: Đinh Hằng lúc
- Tin thị trường
- - 0 Bình luận
Đầu tháng 06/2024 cảng Cát Lái đã gửi thông báo Quy định về giao nhận container IMDG xuất nhập tàu tại cảng Tân Cảng - Cát Lái.
(Các bạn có thể tham khảo tại Link: https://s.net.vn/UvKd)
Mới đây, ngày 25/06/2024, cảng Tân Cảng - Cát Lái đã có buổi hướng dẫn về việc thực hiện thay đổi theo Quy định đã thông báo “Về việc giao nhận container IMDG xuất nhập tàu tại cảng Tân Cảng - Cát Lái”. Đồng thời cũng giải đáp một số thắc mắc về các câu hỏi thường gặp sau khi có thông báo.
(Link: https://drive.google.com/file/d/15z9oVNX79quS31fNkNqLzOjGoZlA0jIg/view)
Tuy nhiên, Các doanh nghiệp đã chao đao và phải ứng phó với quy định mới trong vòng 1 tháng. Cảng Tân Cảng - Cát Lái là cảng có lưu lực giao nhận container hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong các cảng tại thành phố HCM và các tỉnh lân cận nhờ bởi vị trí địa lý thuận lợi cho việc di chuyển đi các tỉnh khi kéo hạ container hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi có quy định mới doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp cho việc thay đổi địa điểm cảng giao nhận phù hợp và đem lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc thay đổi như vậy làm tăng lên chi phí vận chuyển cho từng chuyến giao hàng từ 1.500.000 – 7.000.000 đồng, tùy thuộc vào cảng giao nhận và địa điểm dỡ hàng của doanh nghiệp.
Việc thay đổi cảng đích không chỉ làm tăng chi phí giao nhận mà phát sinh thêm nhiều vấn đề khác:
- Quy trình làm thủ tục giao nhận hàng hóa sẽ khó khăn với những doanh nghiệp mới, doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm ở các cảng đích mới. Họ phải loay hoay thích ứng ở thời gian đầu, sẽ làm kéo dài thời gian để giao nhận cũng như các thủ tục liên quan để doanh nghiệp có thể kéo hạ hàng theo đúng lịch trình trước đó và đảm bảo lịch trình sản xuất theo kế hoạch của công ty.
- Cước phí vận tải biển tăng lên trong khi các tàu container về Cát Lái sẽ không mất thêm chi phí phát sinh nào. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp chọn về các cảng ngoài 2 cảng mà cảng Tân Cảng - Cát Lái hỗ trợ vận chuyển về miễn phí là ICD Tân Cảng Nhơn Trạch, Tân Cảng Hiệp Phước để phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí phát sinh mới thì sẽ phải trả thêm 1 số tiền nữa ngoài chi phí cước biển như trước giờ về Cát Lái. Ví dụ mới đây hãng tàu KMTC có gửi biểu phí chi tiết về các cảng đích như tuyến Cát Lái – VICT: 5.055.000 VNĐ/chuyến/container 20’; Cát Lái – SP-ITC: 3.180.000 VNĐ/chuyến/container 20’; … - vận chuyển bằng xe tải. Chi phí này là chi phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng là Cảng Cát Lái tới các cảng đích, nhìn sơ qua doanh nghiệp đã phải chi trả khá nhiều cho 1 chuyến hàng nhập khẩu.
Không chỉ là việc thông báo thay đổi của cảng Cát Lái, doanh nghiệp còn đang điêu đứng trước “Cơn ác mộng” kinh hoàng về việc thiếu container rỗng sẽ làm đẩy giá cước vận tải biển tăt vọt nhanh chóng. Việc thiếu hụt này phát sinh từ “các hãng vận tải biển phải chuyển hướng tàu container đi theo các tuyến đường vận chuyển dài hơn để tránh Biển Đỏ kể từ khi phiến quân Houthi tiến hành các vụ tấn công nhằm vào tàu thương mại. Điều này cũng có nghĩa là container bị kẹt trên các đại dương trong thời gian lâu hơn, khiến lượng container rỗng sẵn có ở các cảng để đóng hàng bị thiếu hụt. Mức độ thiếu hụt container rỗng càng trầm trọng hơn do thời tiết xấu ảnh hưởng đến các cảng ở Trung Quốc, Malaysia và Singapore.”
(trích dẫn từ nguồn https://trungtamwto.vn/chuyen-de/26403-container-rong-bat-ngo-thieu-hut-day-gia-cuoc-van-tai-bien-tang-vot)
Ngoài “cơn ác mộng” trên chính là việc tắc nghẽn tại cảng container lớn thứ 2 thế giới Cảng Singapore. Sự việc lần này có mức độ nghiêm trọng hơn cả thời điểm dịch COVID-19 bùng nổ. Theo tạp chí công thương “Nguyên nhân được cho là do tác động dây chuyền từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua, buộc các hãng tàu conatiner phải thay đổi lịch trình. Ngoài ra, nhiều chủ hàng cũng đang gấp rút vận chuyển hàng hoá đến Mỹ do lo ngại rủi ro đình công vào tháng 9/2024 khi các cuộc đàm phán tiền lương của công nhân ngành cảng biển ở khu vực Bờ Đông của nước Mỹ diễn ra không suôn sẻ. Những yếu tố này đã tạo ra hiện tượng “dồn tàu” với quá nhiều tàu đến cảng cùng một lúc ngoài dự kiến.
Dữ liệu của Cơ quan Hàng hải và cảng biển Singapore (MPA) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, thông lượng qua cảng Singapore đã tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 13,36 triệu TEU.
Còn theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Commodity Insights, chỉ trong 20 ngày đầu tháng 5/2024, cảng Singapore đã tiếp nhận 999 tàu hàng, tăng vọt 56% so với hồi tháng 4/2024. MPA cho biết, các tàu hiện cần phải chờ trung bình từ 2 - 3 ngày để cập cảng Singapore. Tuy nhiên, một số hãng tàu cho biết họ phải chờ đến 7 ngày mới đến lượt được cập cảng.”
Với những biến động trên, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nguy hiểm nói riêng và doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nói chung đang đối đầu với những thay đổi liên tục gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Để có thể thích ứng nhanh và tránh ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cảng phải đẩy nhanh thích ứng và đưa ra các giải pháp nhanh chóng phù hợp nhất.
Nguồn: Tổng hợp & Logistic Việt Nam
Viết bình luận