Cứ vài năm một lần, bế tắc trong vấn đề Trần Nợ Công lại khiến cho tình hình tài chính của Chính phủ Mỹ bị đe dọa.
Tháng 01 năm nay, nợ Chính phủ Liên Bang Mỹ đã chạm mức trần 31,4 ngàn tỷ USD.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo Chính phủ cạn kiệt dự trữ tiền mặt và các phương thức để huy động ngân sách ngay sau ngày 1/6, và ngày cụ thế đó được gọi là ngày “X”
Nếu Quốc hội Mỹ không thể đi đến thống nhất nâng trần nợ, Chính phủ Mỹ có thể sẽ vỡ nợ, gây ảnh hưởng toàn bộ hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trên cận kề ngày “X” sắp tới?
Trần nợ công là gì?
Là mức trần pháp lý về số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay.
Vào ngày “X”, Mỹ sẽ phải đối mặt vỡ nợ quốc gia hoặc cắt giảm chi tiêu nhà nước, một trong hai đều dẫn đến tàn phá thị trường toàn cầu
Điều gì xảy ra nếu Mỹ vỡ nợ?
Nếu Quốc hội không thể thống nhất nâng trần nợ, Chính phủ sẽ không thể chi trả cho các hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ của mình bằng cách vay nợ mới.Bên cạnh đó, lương cho các nhân viên liên bang cũng bị tạm ngừng chi trả, thanh toán lương hưu bị đình trệ và các đợt thanh toán cho trái phiếu, kho bạc Mỹ cũng sẽ bị hoãn
Mỹ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ quốc gia hoặc cắt mạnh chi tiêu nhà nước.
Vậy kịch bản sẽ xảy ra trong 2 trường hợp sau:
👉 Một là việc vỡ nợ sẽ làm xói mòn niềm tin vào hệ thông tài chính quan trọng nhất thế giới.
👉 Hai là nếu lựa chọn cắt giảm ngân sách quy mô lớn có thể gây ra suy thoái sâu sắc cho nền kinh tế toàn cầu.
Kể từ năm 1960 tới nay, Quốc hội Mỹ đã có 78 lần nâng trần nợ. Năm 2023, Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ có chưa đầy 2 tuần để đi đến thỏa thuận. Quốc hội Mỹ phải tìm ra giải pháp cho sự cân đối giữa việc tăng nợ trần và giảm chi tiêu công.
Đảng Cộng Hòa chấp nhận nới trần nợ lên 1,5 ngàn tỉ USD, nhưng chính quyền phải cắt giảm chi tiêu 4,8 ngàn tỉ, phản đối chính sách giảm thuế của Đảng Dân Chủ, yếu tố khiến ngân sách cạn kiệt.
Đảng Dân Chủ không đồng ý, việc cắt giảm chi tiêu công sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt dự án an sinh xã hội, vốn là mục tiêu và được cho là “chiến thắng” về mặt chính sách của chính quyền ông Biden. Trong chiến dịch tranh cử bắt đầu, Đảng Dân Chủ có lý do để không muốn giảm chi tiêu công và theo đó là hàng loạt chính sách bị ảnh hưởng tiêu cực
Quốc hội Mỹ: Sự tràn lan về hội nghị trần nợ khiến tình hình tài chính dần tiến tới tình trạng bế tắc, khiến chi phí bảo hiểm của Mỹ cao nhất trong vài thập kỉ và nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo nguy cỡ vỡ nợ ngày càng tăng.
Viết bình luận